Củ Chi - vùng đất anh hùng, nơi in đậm dấu ấn lịch sử dân tộc. Hệ thống địa đạo dài hơn 250km là kỳ tích của ý chí kiên cường, trí thông minh người dân nơi đây trong kháng chiến chống Mỹ. Những đường hầm chằng chịt, phòng ở, bếp Hoàng Cầm, hầm bẫy... minh chứng cho cuộc sống khắc nghiệt mà kiên cường. Ngày nay, di tích trở thành điểm đến giáo dục truyền thống, thu hút du khách trải nghiệm cảm giác bò qua hầm hẹp hay thưởng thức củ khoai mì - món ăn gian khổ một thời. Củ Chi sống mãi như biểu tượng sức mạnh Việt Nam.
“ Không sống được trên mặt đất thì dân Củ Chi sống trong lòng đất”.
Địa đạo Củ Chi được đào đầu tiên vào năm 1948 tại 2 xã, Phước Vĩnh An và Tân Phú Trung trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Lúc bấy giờ, địa đạo chỉ có 1 độ sâu khoảng 3 mét và dài 48 km, với cấu trúc đơn sơ, chủ yếu là dùng để ẩn nắp và cất dấu tài liệu.
Sau phong trào Đồng Khởi năm 1960, Thành uỷ và huyện uỷ mới phát động phong trào đào địa đạo trên khắp vùng giải phóng phía Bắc Củ Chi. Địa đạo trong thời kỳ chống Mỹ thì được liên hoàn ấp liền ấp, xã liền xã, trên vùng đất cao, có nhiều độ sâu, nhiều ngõ ngách trằn chịt như mạng nhện trong lồng đất. Và trong hơn 20 năm vừa chiến đấu vừa đào địa đạo, quân và dân Củ Chi đã đào được hơn 250km đường hầm.
Củ Chi hôm nay vẫn rạng ngời tinh thần bất khuất, trở thành biểu tượng thiêng liêng của lòng yêu nước, nơi gửi gắm niềm tự hào và truyền lửa cho thế hệ mai sau về sức mạnh đoàn kết, sáng tạo giữa hiểm nguy.